Sáo trong dân gian Sáo_(nhạc_cụ)

Trong âm nhạc các nước Á Đông, sáo thuộc loại Trúc (nhạc khí dùng hơi để thổi và thường được làm từ cây trúc, tre) trong bát âm (gồm 8 chủng loại nhạc khí khác nhau là Thạch – Thổ – Kim – Mộc – Trúc – Bào – Ti – Cách).

Trong nghệ thuật đờn ca tài tử nói riêng, sáo thuộc bộ hơi. Nó là một phần không thể thiếu trong các buổi biểu diễn; tiếng sáo vi vu, trong trẻo hay những âm thanh buồn rầu đau thương cũng từ sáo mà ra. Trong tác phẩm nổi tiếng ''Vợ chồng A Phủ'' (1952) của Tô Hoài có chi tiết tiếng sáo đêm xuân, tiếng sáo ngân nga, êm dịu đã đánh thức tâm hồn của Mị. Tiếng sáo được miêu tả chi tiết từ xa đến gần và hơn nữa, hình ảnh này đầy sức gợi hình, gợi cảm về một miền núi phía Tây Bắc, trong núi rừng mùa xuân.

Trong các bức tranh dân gian miêu tả đồng quê yên ả ta thường thấy một hình ảnh rất quen thuộc của một mục đồng nhỏ tuổi cưỡi trâu thổi sáo. Nó như một biểu tượng của làng quê Việt Nam, một hình ảnh biểu trưng cho văn hóa dân tộc.